Giằng tường có vẻ là cái tên quen thuộc đối với nhiều người bởi tính phổ biến của chúng trong việc thi công xây dựng các công trình nhà ở. Tuy nhiên, khi nói đến nó, người ta lại không biết được giằng tường là gì? Và thực chất giằng tường sử dụng trong công trình xây dựng với mục đích gì? Nếu không có giằng tường thì việc thi công nhà ở có diễn ra suôn sẻ không? Hiểu được những bất cập này, LSDesign sẽ giúp các bạn đọc hiểu rõ tất tần tật về giằng tường thông qua bài viết này. Hãy cùng theo dõi nhé!
Giằng tường là gì?
Giằng tường là một thành phần quan trọng trong cấu trúc của mọi công trình xây dựng. Là phần bê tông cốt thép bên trong theo chiều ngang. Giằng tường được sử dụng để kết nối các tường trước khi tiến hành đổ bê tông sàn. Hoặc có thể được đặt ở cạnh trên và dưới của cửa sổ hoặc tại vị trí mà tường kết thúc. Mục đích của giằng tường là kết nối các tường ngang và dọc thành khối thống nhất. Giúp giảm thiểu nguy cơ góc tường bị nứt. Giằng tường thường chiếm 40 – 65% trọng lượng vật liệu xây dựng trong các công trình xây dựng nhà dân dụng.
Vai trò của giằng tường trong xây dựng nhà phố, nhà cao tầng là phân bố đều tải trọng của các tầng nhà. Làm tăng độ cứng và giảm nguy cơ gãy sàn. Giằng tường là một yếu tố cực kỳ quan trọng để đảm bảo an toàn chịu tải trọng của công trình và bảo vệ người dùng bên trong.
Chức năng của giằng tường là gì?
Vai trò của giằng tường là gì? Giằng tường đóng vai trò không thể thiếu trong cấu trúc của một công trình xây dựng. Tuy nhiên, tác dụng của giằng tường không chỉ dừng lại ở việc kết nối các thành phần xây dựng. Nó còn có những ảnh hưởng quan trọng khác như:
- Tăng tính chịu lực cho phần tường và sàn ở tầng trên, tạo sự vững chãi cho công trình.
- Liên kết các đỉnh tường của trần nhà trước giai đoạn thi công đổ móng hoặc xây tầng phía trên.
- Hạn chế tác động từ các lực ngoại lực và nội lực, đảm bảo tính ổn định của công trình.
- Chống xô lệch vị trí các nút chân cột trong điều kiện thời tiết xấu
- Giúp tòa nhà trở nên vững chắc, bền bỉ và chịu lực tốt. Đảm bảo an toàn trong suốt quá trình sử dụng trong nhiều năm.
- Tăng sức chịu tải trọng của nhà nhiều tầng.
- Có công năng tiếp thu các lực ứng kéo và lực cắt khi công trình bị lún xuống hoặc lệch sang bên. Từ đó chống lại tình trạng nhà bị nứt khi có sự thay đổi nhiệt độ đột ngột.
Giằng tường nên được sử dụng khi nào?
Giằng tường là gì? Khi nào cần áp dụng giằng tường? Trong những vùng đất nền yếu, nơi mà các hiện tượng như lún, lệch, và tải trọng động dễ xảy ra. Việc kết hợp lanh tô cho giằn tường là một giải pháp hiệu quả. Giằng tường không chỉ đóng vai trò tạo độ ổn định cho công trình. Mà còn đảm bảo tính chắc chắn cho những bức tường yếu.
Với những ưu điểm vượt trội, giằng tường đã trở thành một phương án được sử dụng rộng rãi trong nhiều công trình khác nhau. Đặc biệt, nó mang đến sự chắc chắn và bền bỉ cho công trình, đảm bảo tuổi thọ sử dụng kéo dài.
Những tiêu chí cơ bản trong thi công giằng tường là gì?
Sau đây là một số tiêu chí quan trọng cần quan tâm trong thi công giằng tường
Cường độ chống chịu lực
Để lựa chọn và thiết kế giằng tường hiệu quả, cần chú ý một số yếu tố quan trọng. Trước tiên là cường độ chống chịu lực. Khi thiết kế, cần đảm bảo rằng giằng tường có đủ sức chịu trọng tải cho tường xây dựng. Giằng tường là bộ phận nâng đỡ trọng lượng của tường bao, tường ngăn trong nhà và sàn nhà. Đồng thời, nó cũng phải có khả năng chống lại các tác động môi trường khắc nghiệt như mưa, bão. Đảm bảo cường độ chịu lực tốt.
Độ bền và độ cứng tường nhà cần được đảm bảo
Độ bền và độ cứng của tường nhà cũng là một yếu tố quan trọng cần được đảm bảo trong thiết kế giằng tường. Cần tuân thủ các kỹ thuật xây dựng để đảm bảo tính bền bỉ và độ cứng vững chắc của bức tường. Việc thiết kế công trình với sự tương quan hợp lý giữa các thành phần và vật liệu cũng đóng vai trò quan trọng trong việc chịu trọng tải lớn.
>>>Có thể bạn quan tâm: Tiêu chuẩn an toàn trong xây dựng
Cách bố trí giằng tường sao cho hiệu quả
Việc bố trí giằng tường trong công trình cần tuân thủ các nguyên tắc và kỹ thuật xây dựng. Để đảm bảo hiệu quả và công năng của công trình. Một trong những cách bố trí hiệu quả là căn cứ vào công năng thực tế của công trình. Thiết kế cần phản ánh chi tiết cấu tạo của công trình. Và khi thi công phải tuân thủ theo bản vẽ thiết kế đã tính toán trước để đảm bảo độ chính xác.
Có thể bố trí đai tường ở những vị trí sau đây để đạt hiệu quả tốt:
- Bố trí giằng tường ở khu vực có tường chịu lực, giúp phân bố tải trọng đều cho sàn và tầng trên. Đồng thời cung cấp sự ổn định cho toàn bộ căn nhà cao tầng.
- Bố trí tại những khu vực bạn đang muốn tăng độ cứng cho sàn nhà. Nó sẽ giúp gia cố và cung cấp sự vững chắc cho những khu vực này.
- Bố trí giằng tường tại những khu vực có nguy cơ lún sụt, ngập nước. Nhũng nơi có tải trọng lớn đặc biệt. Để đảm bảo an toàn và khả năng chịu lực tốt hơn.
Quy trình thi công giằng tường là gì?
Việc tuân thủ theo quy trình sẽ giúp việc thi công đạt được hiệu quả cao nhất. Và quy trình thi công giằng tường gồm những công việc sau
Chuẩn bị khung thép để thi công giằng tường
Các bước chuẩn bị khung thép được thực hiện như sau:
- Buộc thép thành khung và lắp vào vị trí buộc: Quá trình này bao gồm buộc các thanh thép thành khung theo thiết kế. Sau đó lắp chúng vào vị trí cố định trên công trường.
- Gia công lắp dựng cốt thép: Tiến hành gia công và lắp dựng cốt thép theo yêu cầu của công trình. Quá trình này bao gồm chế tạo các thanh thép và lắp ráp chúng vào vị trí chính xác.
- Gia công cốt dọc và cốt đai theo kích thước thiết kế: Các thanh thép cốt dọc và cốt đai được gia công và chuẩn bị theo kích thước và yêu cầu thiết kế của công trình. Việc này đảm bảo tính chính xác và đáp ứng yêu cầu kỹ thuật.
- Buộc thép thành các khung và lắp vào vị trí: Điều này giúp đảm bảo độ chính xác và độ ổn định cho hệ thống giằng tường.
Gia công lắp đặt ván khuôn gỗ
Trong quá trình chuẩn bị thi công giằng tường, một trong những bước quan trọng là gia công ván khuôn thành hộp và tập kết lại. Các bước thực hiện như sau:
- Gia công ván khuôn thành hộp: Đầu tiên, ván khuôn được gia công và đóng lại thành hộp theo thiết kế. Điều này đảm bảo kích thước và hình dạng chính xác cho ván khuôn.
- Tập kết lại ván khuôn: Sau khi gia công thành hộp, ván khuôn được tập kết lại thành một đơn vị hoàn chỉnh. Việc này đảm bảo ván khuôn không bị tháo rời hoặc di chuyển trong quá trình thi công.
- Đặt ván khuôn và điều chỉnh vị trí: Tiếp theo, ván khuôn được đặt vào vị trí thiết kế và điều chỉnh sao cho chính xác. Cây gỗ có kích thước 3x5cm được sử dụng để cố định ván khuôn. Đảm bảo vị trí của nó không bị thay đổi trong quá trình thi công.
- Buộc các viên kê và đổ bê tông giằng tường: Để đảm bảo độ dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép, các viên kê có độ dày 30mm được buộc vào cốt thép. Sau đó, tiến hành trộn và đổ bê tông vào ván khuôn. Quá trình này đảm bảo sự chắc chắn và đồng đều của lớp bê tông giằng tường.
- Đầm kỹ lại bằng đầm dùi: Cuối cùng, việc đầm kỹ lại bề mặt bê tông giằng tường được thực hiện bằng đầm dùi. Đảm bảo tính gắn kết và độ cứng của bề mặt bê tông. Tạo ra một giằng tường chắc chắn và ổn định.
Kỹ thuật lắp đặt cốt thép và cốp pha
Kỹ thuật lắp đặt cốt thép trong giằng tường là gì? Dưới đây là các bước cần thực hiện, đảm bảo tính chính xác và đúng quy trình:
- Lắp đặt ván khuôn đài cọc và dầm móng
- Căng dây và chuẩn bị cốt thép
- Ghép khuôn phù hợp
- Xác định trung điểm và đóng nẹp gỗ
- Cố định ván khuôn bằng thanh chống cọc cừ
Trộn, đổ bê tông, đầm kỹ bằng đầm dùi.
Đầm bê tông chặt chẽ: Đầm bê tông phải được đầm kỹ, cho đến khi không còn bọt khí nổi lên. Điều này đảm bảo mặt bê tông liền mịn và không có khoảng trống. Khi sử dụng đầm dùi, cần lưu ý không di chuyển đầm quá 1,5 lần bán kính tác dụng của nó. Đồng thời, đầm cần được cắm sâu vào lớp bê tông đã đổ trước đó 10cm.
Hướng đầm và góc nghiêng: Khi đầm bê tông, nên đẩy từ vị trí đổ bê tông và lan ra các phía góc đầm. Hướng đầm nên là 90 độ, vì góc nghiêng có thể làm bê tông phân tầng. Trong quá trình đầm, cần đâm sâu xuống 10-15cm và đầm 30-40 giây tại mỗi vị trí. Tiếp đó đầm trong khoảng 30-50 giây vệt trước khu vực đã đầm trước đó 10cm. Chú ý, không để dưới đáy đầm xuất hiện bọt khí nổi.
Tháo dỡ các ván khuôn
Việc tháo ván khuôn dầm cần tuân thủ yêu cầu kỹ thuật để tránh gây sứt mẻ cho cấu kiện. Quá trình này được thực hiện với sự cẩn thận và chính xác. Đồng thời, việc xây dựng đai tường là một yếu tố cần thiết. Nhằm đảm bảo công trình có khả năng chịu lực cao nhất và đem lại hiệu quả tối đa. Việc bố trí đai tường đúng cách sẽ đảm bảo tính ổn định và độ bền của công trình xây dựng.
Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến giằng tường
Một vài thắc mắc liên quan đến giằng tường bạn có thể tham khảo
Giằng tường là gì? Kích thước của giằng tường là bao nhiêu?
Kích thước giằng tường được định rõ là có chiều dài tương đương với chiều dài của tường. Và độ dày dao động trong khoảng từ 7cm đến 14cm. Với kích thước này, giằng tường đảm bảo đủ độ cứng và sự chắc chắn để liên kết. Tăng khả năng chịu lực cho tường. Việc tuân thủ kích thước là rất quan trọng trong quá trình xây dựng. Nhằm đảm bảo tính ổn định và độ bền cho công trình.
Độ cao của tường bao nhiêu thì nên giằng tường?
Với các tường cần đai tường, thường có chiều cao dao động từ 300cm đến 400cm. Nhằm tăng cường độ vững chắc cho toàn bộ công trình. Số lượng đai tường cần được bố trí tùy thuộc vào đặc điểm cụ thể của từng công trình và thường có thể là 1 – 2 hoặc nhiều hơn.
Tổng kết
Trên đây là một vài thông tin liên quan đến giằng tường và vai trò của nó. Hy vọng rằng với những thông tin này sẽ giúp các bạn có thể hiểu rõ giằng tường là gì? Từ đó có thế áp dụng nó một cách chuẩn xác nhât. Đảm bảo độ an toàn cho quá trình thi công của mình.