Trong bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh hay dịch vụ nào việc xây dựng trước kế hoạch cũng đều được nhiều đơn vị, nhiều cá nhân quan tâm. Lập kế hoạch giúp đơn vị chủ động trong mọi tình huống, đưa ra các phương án dự phòng xử lý. Lập kế hoạch là vô cùng quan trọng, nó quyết định công trình sẽ thành công hay là thất bại, bên cạnh đó giúp cho các chủ đầu tư và nhà thầu tránh được tối đa các rủi ro không đáng có. Cùng LS design tìm hiểu về cách lập kế hoạch thi công công trình ngay sau đây.
Nội dung và tác dụng của kế hoạch thi công công trình
Lập kế hoạch thi công công trình là việc làm thiết thực ở mọi công trình mà nhà quản lý sẽ là người xây dựng và đôn đốc, đảm bảo đúng tiến độ và kế hoạch đã đề ra.
Nội dung của kế hoạch thi công công trình
Việc lập kế hoạch thi công công trình cần đảm bảo theo đúng nội dung và trình tự thực hiện.
Dựa theo nghị định số 59/2015/NĐ- CP nội dung của kế hoạch thi công công trình cần đảm bảo được các yêu cầu như:
- Quản lý chất lượng xây dựng công trình
- Quản lý tiến độ
- Quản lý khối lượng thi công công trình
- Quản lý hợp đồng
- Quản lý an toàn trong thi công và bảo vệ môi trường xung quanh
Tác dụng của kế hoạch thi công công trình
- Kế hoạch thi công công trình có tác dụng quan trọng trong việc đảm bảo đúng tiến độ thi công, hoàn thành dự án đúng thời hạn đề ra
- Việc lập kế hoạch thi công giúp nhà quản lý giám sát được hiệu suất của công trình, tiến độ thi công, phần trăm hoàn thành các hạng mục từ đó đôn đốc quá trình thực hiện sao cho đảm bảo đúng tiến độ đề ra.
- Xây dựng kế hoạch thi công giúp lường trước được các rủi ro không đáng có trong thi công như rủi ro về thời tiết, về nhân sự, về nguồn cung ứng nguyên vật liệu…
- Báo cáo kế hoạch thi công công trình giúp nhà thầu, bên dự toán nắm rõ được cần chuẩn bị bao nhiêu nhân công và máy móc hỗ trợ quá trình thi công.
- Xây dựng kế hoạch thi công công trình đảm bảo an toàn cho chính người thi công. Và đảm bảo đúng pháp luật thi công cũng như bảo vệ môi trường thi công.
Cơ sở và nguyên tắc lập kế hoạch thi công công trình
Để lập kế hoạch thi công cần dựa trên cơ sở đúng pháp luật và đúng với thiết kế thi công của công trình.
Lập kế hoạch thi công công trình cần đảm bảo theo các nguyên tắc sau:
- Đúng với dự kiến tiến độ bàn giao công trình
- Đúng với ngân sách được phân bổ và chi phí dự án
- Đảm bảo phân bổ đúng nguồn lực, đúng với kế hoạch đề ra
- Đảm bảo tính khả thi trong thi công.
- Đảm bảo tính an toàn cho người thi công
Người lập kế hoạch thi công đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm trong nghề. Mỗi một công trình, một hạng mục nếu có kế hoạch thi công cụ thể chính xác thì việc đi vào thi công sẽ trở nên dễ dàng hơn.
>> Có thể bạn quan tâm: Đơn giá thiết kế
Các bước lên kế hoạch thi công công trình
Bản kế hoạch thi công công trình hay là bản dự thảo tiến độ thi công công trình. Cho bên nhà thầu, chủ đầu tư nắm được rõ tiến độ thực thi từng hạng mục. Lập kế hoạch đi thi công công trình là việc làm thường thấy ở mọi công trình từ lớn đến bé. Từ công trình ít hạng mục đến nhiều hạng mục. Để lên kế hoạch thi công công trình cần phải trải qua các bước như sau.
Bước 1: Thu thập tài liệu
Thu thập tài các tài liệu liên quan đến dự án. Giúp cho việc lập kế hoạch thi công được chính xác. Tài liệu trong thi công giúp thể hiện được những việc cần phải làm của công trình để từ đó đưa ra tiến độ, kế hoạch thi công.
Bước 2: Phân chia nhiệm vụ công việc và chuẩn bị công cụ, nguyên vật liệu cần thiết
Việc phân chia nhiệm vụ của kế hoạch thi công giúp tiến trình thi công. Để dễ thực hiện, đảm bảo đúng tiến độ và dễ điều chỉnh khi chẳng may có rủi ro xảy ra.
Mẫu kế hoạch thi công công trình sẽ mô tả được rõ từng hạng mục. Với tiến độ và sự chuẩn bị nguyên vật liệu ra sao để đảm bảo thi công công trình.
Bước 3: Dự trù thời gian thi công, đảm bảo đúng tiến độ đề ra
Thời gian thi công của một công trình là vấn đề quan trọng được nhiều đơn vị, nhiều nhà thầu, chủ đầu tư theo sát. Tiến độ công trình cần đảm bảo đúng hạn, đúng chất lượng và khả năng thực hiện.
Bước 4: Xây dựng kế hoạch thi công công trình an toàn
Bất kể một công trình nào sau khi xây dựng được kế hoạch thi công. Cần phải rà soát lại tất cả các nội dung, các bước thêm một lần nữa. Và điều đặc biệt quan trọng là phải đảm bảo kế hoạch thi công công trình một cách an toàn.
Tổng kết
Trên đây là các thông tin chia sẻ từ LS design về cách lên kế hoạch thi công công trình. Hy vọng rằng những từ những chia sẻ trên góp phần giúp bạn có được kế hoạch xây dựng công trình hoàn hảo và đảm bảo đúng tiến độ.