Nhắc đến các công trình kiến trúc tiêu biểu có thể bạn sẽ nghĩ ngay đến các lối kiến trúc phương Tây, Cổ Đại hay lối kiến trúc Châu Âu nhưng ít ai để ý rằng tại Việt Nam chúng ta cũng có rất nhiều công trình đẳng cấp mang dấu ấn riêng và để lại ấn tượng với bao nhà thiết kế, kiến trúc sư trong nước và cả quốc tế. Kiến trúc Việt Nam đang ngày càng được khẳng định hơn trên thị trường thế giới nhờ áp dụng những tiêu chí, đặc điểm kỹ thuật riêng của Việt Nam.
Kiến trúc Việt Nam là gì?
Kiến trúc Việt Nam là những công trình xây dựng của người Việt trải qua quá trình xây dựng phát triển và có sự tiếp thu, chọn lọc và ảnh hưởng của các kiến trúc khác trong khu vực và trên thế giới.
Thời sơ khai kiến trúc cổ Việt Nam được hình thành xuất phát từ nhu cầu che nắng, che mưa và là nơi sinh hoạt hay nơi làm việc của con người.
Các công trình kiến trúc Việt Nam để lại ấn tượng đặc biệt với các thiết kế đình, chùa, miếu, mạo, nhà thờ, thành quách, cung điện cho đến kiến trúc nhà ở. Lịch sử kiến trúc Việt Nam trải qua các thời kỳ gắn với các mốc lịch sử.
Thời kỳ cổ đại
Kiến trúc nhà cổ Việt Nam trước đây chủ yếu được thể hiện ở các công trình nhà ở với các vật liệu đơn sơ, gần gũi với thiên nhiên như gỗ, tre… Các dấu ấn đặc biệt của các công trình kiểu cổ đại thường ít xuất hiện mà thay vào đó là nét ảnh hưởng, chịu sự chi phối được phác họa trên các hoạ tiết miêu tả đời sống như trống đồng. Các lối kiến trúc cổ đại được xây dựng dựa trên mục đích phục vụ đời sống con người cũng như bảo vệ thành lũy, bảo vệ đất đai và con người.
Thời kỳ phong kiến
Ở thời kỳ này các công trình chịu sự ảnh hưởng bởi văn hoá Trung Hoa kết hợp với lối kiến trúc Phật giáo.
Các công trình từ nhà ở, thành luỹ, dinh thự mang dấu ấn của người Hoa, mãi đến sau này khi không còn dưới ách thống trị, đô hộ của người Hoa mà thay vào đó là các công trình mang dấu ấn thời đại trải qua các thời kỳ Ngô, thời Lý, lời Trần, thời Lý, thời Ngô, Thời Hồ, thời Lê, thời Nguyễn…Mỗi một giai đoạn lịch sử lại gắn với sự thay đổi về lối kiến trúc và những công trình riêng biệt, ấn tượng.
Chẳng hạn như thời Nguyễn kiến trúc Việt Nam được thể hiện qua công trình thành Phú Xuân mang dấu ấn kiến trúc pháp ở Việt Nam là một trong những kinh thành có hào xung quanh, cung điện có lầu gác, mái lợp ngói men…
Thời kỳ cận đại, hiện đại
Ở thời kỳ kiến trúc Việt Nam hiện đại chịu ảnh hưởng nhiều của nét văn hoá Phương Tây đồng thời đó là sự tiếp thu, chắt lọc những phong cách kiến trúc Đồng- Tây với những bản sắc riêng.
Ngoài những vật liệu tự nhiên được sử dụng trong thời kỳ này người ta còn sử dụng kiến trúc bê tông, sự trang trí cầu kỳ, lộng lẫy và sự giản dị nhưng không kém phần sang trọng.
>> Có thể bạn quan tâm: Đơn giá thiết kế
Những công trình kiến trúc Việt Nam tiêu biểu
Các kiến trúc nhà ở đặc trưng của Việt Nam xưa và nay đều có sự thay đổi, giao thoa hay kết hợp giữa nhiều nền văn hoá kiến trúc của nhiều quốc gia. Những phong cách kiến trúc ở Việt Nam phải kể đến một số công trình tiêu biểu như:
Kinh thành Cổ Loa
Thành Cổ Loa nằm trên địa phận huyện Đông Anh thành phố Hà Nội là một trong những công trình mang nét đặc trưng nghệ thuật và gắn với truyền thuyết lịch sử.
Thành Cổ Loa được phân bổ làm 3 vòng bao gồm vòng ngoài, vòng trong và vòng giữa chúng được đắp bằng đất với hình dáng khá đặc biệt giống hình xoáy vỏ ốc xung quanh thành được đào hào trừ khu vực phía Tây Nam và Đông Nam.
Công trình kinh thành Cổ Loa mang đặc trưng phong cách kiến trúc Việt Nam thời kỳ cổ đại xây dựng với mục đích bảo vệ bờ cõi, chống giặc ngoại xâm.
Kinh thành Thăng Long Hà Nội
Được xây dựng vào thời nhà Lý với thiết kế nhiều vòng, kinh thành Thăng Long là một trong công trình kiến trúc tiêu biểu của Việt Nam bạn nhất định phải ghé qua. Với kết cấu nhiều vòng kinh thành vừa là nơi phòng ngự vừa là nơi có thể ngăn lụt, mới sinh hoạt, ăn ở buôn bán của nhân dân. Hoàng Thành được coi là phần tâm của công trình và được xây dựng chủ yếu từ gạch đây là nơi đóng của các cơ quan đầu não nhà nước cộng với triều đình phong kiến bấy giờ.
Chùa Một Cột
Mang biểu tượng của Hà Nội, chùa Một Cột là một trong những công trình được công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia.
Được xây dựng từ những năm 1049 thời Lý Thái Tông trải qua bao giai đoạn lịch sử, gắn với các cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Pháp chùa Một Cột được trùng tu lại và vẫn giữ được nét văn hoá, nét đặc trưng của kiến trúc chùa, miếu tại Việt Nam.
Kiến trúc cung đình Huế
Một trong những công trình kiến trúc đẹp Việt Nam bạn không nên bỏ lỡ đó là kiến trúc cung đình Huế.
Được xây dựng từ năm 1802 dưới triều Nguyễn công trình kiến trúc cung đình Huế được coi là một tổng thể quy mô thể hiện rõ thời kỳ phong kiến với quy mô và sự đồ sộ của công trình và thiết kế bố cục mang đậm phong cách Á Đông.
Kiến trúc cung đình Huế gồm có những hạng mục:
- Ngọ Môn, điện Thái Hoà, Điện Cần Chánh… là nơi thiết triều và cử hành nghễ li
- Điện Càn Thành, điện Khôn Thái, Cung Diên Ngọ… là nơi ở của vua và hoàng tộc
- Điện văn Minh, Điện Võ Hiển, Đông các phủ nội vụ… Là nơi ở của công sở, công quán…
Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử gắn với nhiều biến động thăng trầm cộng thời tiết khí hậu công trình có sự biến động, thay đổi và nhiều lần được trùng tu, cải tạo. Cung đình Huế được đánh giá là một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng tiêu biểu ở Việt Nam.
Tổng kết
Kiến trúc nhà đặc trưng của Việt Nam không thể không nhắc tới các công trình mang ý nghĩa lịch sử, gắn với các truyền thuyết sự tích. Nhưng bên cạnh đó còn rất nhiều công trình nhà ở dân dụng, công trình quốc gia, công sở có những nét đặc trưng và nét cuốn hút riêng. Hy vọng bài viết của LS design sẽ giúp bạn hình dung được phần nào kiến trúc đẹp Việt Nam.