Móng bè là một phần thể rất quan trọng không thể thiếu trong các công trình xây dựng hiện nay. Móng bè được xem là một phương pháp tối ưu và hiệu quả cao. Giúp phân đều trọng tải, giảm tình trạng sụt lún trong các công trình có kết cấu chịu lực cao. Đảm bảo tính an toàn và bền vững lâu dài cho công trình. Thực chất móng bè là gì? Cấu tạo của móng bè như thế nào mà có vai trò quan trọng trong xây dựng như vậy? Tất cả sẽ được LSDesign giải đáp ngay sau đây.
Móng bè là gì?
Móng bè, hay còn được gọi là móng toàn diện, đóng vai trò quan trọng như một phần cốt lõi trong cấu trúc của một công trình xây dựng. Móng bè giữ vai trò chính trong việc chịu tải trọng của công trình và truyền nó xuống nền đất. Từ đó giúp công trình có khả năng chịu đựng áp lực từ các vật liệu trên đó. Đồng thời, móng bè cũng đảm bảo sự an toàn cho toàn bộ công trình.
Móng toàn diện thường được thiết kế để sử dụng trong các vị trí có nền đất yếu. Đặc biệt phù hợp cho những công trình có cấu trúc chịu lực cao, như các tòa nhà cao tầng. Sự linh hoạt và đa dạng của móng toàn diện khiến nó trở thành lựa chọn lý tưởng trong việc xây dựng các công trình đảm bảo tính bền vững và an toàn.
Cấu tạo chung của móng bè là gì?
Loại móng này bao gồm nhiều lớp khác nhau để đảm bảo tính chất và chức năng toàn diện. Các lớp bao gồm lớp bê tông lót mỏng, bản móng trải rộng dưới toàn bộ công trình và dầm móng. Cấu trúc của móng này tuân thủ tiêu chuẩn kỹ thuật trong ngành xây dựng để đảm bảo hiệu suất tối ưu. Dưới đây là một số thông tin về các yếu tố quan trọng của móng theo tiêu chuẩn:
Lớp bê tông lót móng: Độ dày trung bình khoảng 100mm. Tuy nhiên, độ dày này cũng sẽ phụ thuộc vào thiết kế cụ thể của móng trên nền đất yếu.
Chiều cao của móng bè: Thường khoảng 3200mm, theo tính toán của các kỹ sư.
Kích thước của dầm móng: Thường có kích thước khoảng 300x700mm. Đáp ứng yêu cầu thiết kế và chịu tải trọng một cách hiệu quả.
Thép dầm móng: Sử dụng thép dọc với đường kính phổ thông là 6Φ(20-22) và thép đai Φ8a150.
Thép bản móng: Sử dụng thép tiêu chuẩn với 2 lớp thép Φ12a200. Đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật để đảm bảo sự cứng vững và ổn định của móng.
Kết cấu của móng bè
Ngoài thắc mắc về móng bè là gì thì kết cấu của móng cũng được nhiều người quan tâm. Khi xây dựng một công trình có kích thước 5mx5m và trọng lượng 60 tấn, có thể tính được độ chịu lực của móng toàn diện theo công thức: Trọng lượng công trình / Diện tích công trình = 60 tấn / 25m² = 2,4 tấn.
Từ kết quả này, ta có thể kết luận rằng kết cấu móng toàn diện có khả năng chịu lực lên đến 2,4 tấn/m². Tuy nhiên, cách phân chia và tính toán kết cấu móng sẽ phụ thuộc vào các đặc điểm địa phương và yêu cầu cụ thể của từng khu vực. Qua đó, đảm bảo tính an toàn tuyệt đối và tối ưu hóa chi phí xây dựng.
Ngoài ra, ở một số công trình, móng có thể được hỗ trợ để chịu lực bằng cột. Điều này sẽ đáng kể tăng khả năng chịu lực của móng. Tùy thuộc vào cấu trúc và yêu cầu của từng dự án cụ thể.
Các loại móng bè hiện nay
Sau đây là một số loại móng bè được phân loại theo từng đặc tính và chức năng cụ thể.
Dạng bản phẳng
Dạng bản phẳng được sử dụng trong trường hợp khi bước cột không vượt quá 9m. Và tải trọng của từng cột không vượt quá 1000 tấn.
Kiểu có sườn
Loại móng này có cấu trúc hình thức theo hai phương pháp khác nhau: sườn nằm dưới với tiết diện hình thang (nhằm gia tăng khả năng chống trượt) và sườn nằm trên bản.
Dạng móng có sườn được áp dụng khi bước cột vượt quá 9m và phải chịu tải trọng lớn. Sườn có thể được đặt ở dưới hoặc ở trên bản. Được phân bố dọc theo trục của các dãy cột nhằm tăng độ cứng cho móng. Loại móng bè này mang lại khả năng ổn định và đáng tin cậy cho công trình xây dựng. Đồng thời tối ưu hóa khả năng chống trượt. Việc lựa chọn vị trí và hướng đặt sườn cũng như phân bố chúng theo trục các cột được thiết kế nhằm đảm bảo tính cứng vững cho móng.
Kiểu hộp
Loại móng này có khả năng phân bố tải trọng đều lên nền đất. Tuy nhiên, lực tác động lại tập trung lên chính móng đó. Móng kiểu hộp thường được sử dụng cho nhà 2 tầng, những ngôi nhà có nhiều tầng, kết cấu khung chịu lực. Đặc trưng của loại móng này là độ cứng cao nhất trong các loại móng và trọng lượng lại nhẹ.
Tuy vậy, thiết kế và thi công phần này đòi hỏi sử dụng nhiều tép và có tính phức tạp. Móng hộp đòi hỏi quy trình xây dựng tỉ mỉ và chính xác để đảm bảo tính chắc chắn và an toàn.
Dạng sàn nấm
Dạng móng sàn nấm được áp dụng trong những dự án đòi hỏi độ uốn cong lớn. Loại móng này được thiết kế để chịu được sự biến dạng và uốn cong của công trình xây dựng.
Một số ưu điểm và hạn chế của móng bè
Sự cần thiết của móng bè trong các công trình xây dựng là không thể phủ nhận được. Nhờ có móng bè mà các công trình có thể đảm bảo an toàn và duy trì sự bền vững. Tuy nhiên ngoài những tác động tích cực đó thì móng bè còn tồn lại một vài hạn chế. Vậy ưu điểm và hạn chế của móng bè là gì? Hãy theo dõi ngay sau đây
Ưu điểm của móng bè là gì?
Móng bè là một lựa chọn đặc biệt phù hợp cho những công trình có kết cấu không quá nặng. Điều này bởi móng bè có chi phí thấp và thời gian thi công nhanh gọn.
Móng toàn diện là giải pháp hiệu quả được ưa chuộng trong các công trình có thiết kế bồn chứa, kho, hồ bơi hoặc tầng hầm, bể vệ sinh. Đặc điểm của móng là khả năng đáp ứng các yêu cầu cho các công trình đặc thù như trên.
Phương pháp này thích hợp cho việc xây dựng ở những vùng có mật độ công trình thấp và ít chịu tác động 2 chiều. Bao gồm cả những công trình gần các công trình lân cận.
Hạn chế của móng bè là gì?
Móng bè có khả năng bị lún không đều và lún bị lệch do sự biến đổi của lớp địa chất bên dưới. Đặc biệt là tại các vị trí lỗ khoan. Hiện tượng này có thể dẫn đến xuất hiện vết nứt và làm giảm tuổi thọ của công trình.
Không phải địa chất hay địa hình nào cũng phù hợp để áp dụng móng bè.
Chiều sâu đặt móng thường là hạn chế. Điều này có thể gây ra một số vấn đề như độ ổn định do tác động của sự thoát nước ngầm và động đất.
>>>Tham khảo: Giằng tường là gì?
Nên sử dụng móng bè khi nào?
Khi thiết kế nhà, việc lựa chọn loại móng đúng là một khía cạnh quan trọng. Trong đó, móng bè là một giải pháp được ưu tiên áp dụng trong những trường hợp sau:
- Đặc biệt thích hợp cho khu vực có sức kháng nền yếu. Như đất pha cát, than bùn và các loại đất tương tự.
- Khi tải trọng của kết cấu cần được phân tán trên một diện tích rộng.
- Khi cột hoặc tường ở các vị trí gần nhau, việc sử dụng móng đơn sẽ gây chồng chéo diện tích và không phù hợp.
- Khi cần giảm tải cho đất, tránh tác động quá lớn lên nền đất.
- Khi có khả năng xảy ra độ lún chênh lệch trong trường hợp sử dụng móng đơn.
- Khi xây dựng các kết cấu dưới như kho, tầng hầm, hồ bơi, bể vệ sinh, bồn nước… Trong các trường hợp này, móng bè không chỉ đóng vai trò là móng mà còn là đáy móng. Đảm nhận vai trò chống thấm và chống áp lực từ nước ngầm.
- Khi không thể sử dụng các loại móng khác một cách thuận lợi.
Móng bè thường được áp dụng trong các công trình nhỏ, có độ cao vừa phải. Do tiến độ thi công nhanh chóng và chi phí thấp. Đối với công trình có độ cao và tải trọng lớn, móng bè vẫn có thể được sử dụng. Tuy nhiên, yêu cầu đào sâu hơn và có thể tăng cường bằng cọc gỗ để nâng cao khả năng chịu tải. Khi đó, cần cân nhắc kỹ về mặt chi phí so với các phương án khác.
Các tiêu chuẩn về thiết kế móng bè là gì?
Để xác định kết cấu móng bè một cách chính xác, chúng ta cần phân chia khu vực thành từng phần nhỏ để tối ưu chi phí và đảm bảo tính vững chắc cho công trình.
Lớp bê tông sàn được đề xuất có độ dày khoảng 10 cm. Tuy nhiên, thông số này có thể điều chỉnh tùy thuộc vào khả năng chịu lực của nền đất.
Dầm móng được thiết kế với kích thước 0,3 × 0,7 m để đảm bảo khả năng chịu tải. Trong quá trình xây dựng bản móng, sử dụng hai lớp thép phi 12a200 để tăng tính chắc chắn.
Đối với dầm móng, cần sử dụng thép dọc với kích thước 6 phi (20-22) và thép đai phi 8a150. Nhằm tăng khả năng chịu lực và đảm bảo tính vững chắc cho móng bè.
Quy trình thi công móng đúng kỹ thuật.
Bước 1: Giai đoạn chuẩn bị
Trong giai đoạn này, việc chuẩn bị thi công móng bè bao gồm các công tác sau đây:
Tìm đơn vị thi công phù hợp và đáng tin cậy để đảm bảo chất lượng công trình.
Chuẩn bị mặt bằng thi công bằng việc giải phóng và san lấp mặt bằng theo yêu cầu của bản vẽ công trình.
Chuẩn bị nguyên vật liệu cần thiết và các loại máy móc, thiết bị
Bước 2: Đào đất
Diện tích thi công của hố móng phụ thuộc vào bản vẽ công trình và được thực hiện trên diện tích đất đã được san lấp mặt bằng. Nhà thầu sẽ tiến hành đào hố móng trên toàn bộ diện tích đất theo quy định của bản vẽ.
Bước 3: Đổ bê tông giằng móng
Quá trình đổ bê tông giằng móng cần tuân thủ quy chuẩn về chất lượng bê tông và quy trình nhào trộn. Bê tông phải được trộn đúng tỷ lệ thành phần và tuân thủ quy định về quá trình nhào trộn để đảm bảo chất lượng công trình.
Với móng bè toàn diện, bê tông sẽ được đổ theo từng lớp với độ dày khoảng 20-30 cm. Để đảm bảo sự liên kết giữa các lớp bê tông, lớp trên sẽ được đổ lên lớp dưới khi bắt đầu đông kết.
Bước 4: Giai đoạn nghiệm thu kết quả và tiến hành bảo dưỡng móng
Sau khi đổ bê tông, móng bè cần được giữ ẩm và tưới nước thường xuyên. Để đảm bảo độ ẩm tiêu chuẩn cho đến khi bê tông kết dính chắc chắn và đạt đủ thời gian để tạo thành phẩm ổn định nhất.
Lưu ý khi thi công móng bè là gì?
Để đảm bảo chất lượng toàn bộ công trình, cần lưu ý những điểm sau:
Bảo quản bê tông đúng cách sau khi đổ, đặc biệt trong vòng 2 ngày đầu. Điều này giúp đảm bảo khả năng kết dính của bê tông và tránh sự lún hay hình thành các khoảng trống.
Độ ổn định của đất cần được đảm bảo, tránh sụt lún. Sau quá trình thi công, độ lún của móng bè cần đồng đều, không gây mất cân đối. Nhằm đảm bảo các công đoạn tiếp theo.
Vị trí các cọc cần được sắp xếp hợp lý. Tối ưu hóa việc truyền tải trọng và đảm bảo an toàn cho công trình.
Việc xử lý đúng các khớp nối là cần thiết để đảm bảo tính liền khối của bê tông và khả năng chịu lực của móng. Đồng thời đảm bảo tính chống thấm cho tầng hầm.
Việc lựa chọn loại móng và thiết kế móng cần được tư vấn bởi kỹ sư xây dựng giàu kinh nghiệm. Nhằm tránh những hậu quả nguy hiểm.
Trong quá trình thi công, cần điều chỉnh độ lún đồng đều để tránh sai lệch về độ dày của móng.